- Bạn có nhà cửa đang thi công, nhưng nhà kế bên lấn chiếm trái phép, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật của mình, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại (nếu có). Khi phát sinh tranh chấp và giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền (UBND, Tòa án…), cần phải có chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp.
- Bạn đang muốn tặng cho Quyền sử dụng đất cho người thân nhưng do quy hoạch địa phương, tại thời điểm tặng cho không thể thực hiện thủ tục tách thửa được. Vì vậy họ phải làm thủ tục tặng cho chung quyền sử dụng đất.
- Bạn đang muốn thực hiện việc giao cho người khác hoặc nhận từ người khác một số tiền lớn hay một tài sản bất kỳ để thực hiện một nghĩa vụ trong các quan hệ pháp lý.
- Và rất rất nhiều trường hợp khác…
Tất cả những trường hợp nêu trên, để đảm bảo cho việc tạo chứng cứ khi có tranh chấp cho những trường hợp nêu trên, và để đảm bảo tính pháp lý, bạn có thể yêu cầu Thừa phát lại Hà Nam lập vi bằng ghi nhận hành vi, sự kiện, hiện trạng đó.
Vi bằng được lập trong các trường hợp này như một công cụ pháp lý bảo vệ bạn và giúp bạn chứng minh hành vi xâm phạm của bên đối lập tại cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thủ tục thừa phát lại lập vi bằng ở Văn phòng thừa phát lại Hà Nam
Bước 1: Liên hệ Thừa phát lại Hà Nam để được tư vấn và báo phí dịch vụ lập vi bằng
Quý khách hãy liên hệ với Thừa phát lại Hà Nam để cung cấp hồ sơ và yêu cầu tư vấn về tình huống của mình. Sau khi tiếp nhận yêu cầu của Quý khách, Thừa phát lại sẽ tư vấn, hướng dẫn cách thức lập vi bằng, thông báo phí lập vi bằng và tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ.
Quý khách vui lòng thể liên hệ với Văn phòng thừa phát lại Hà Nam qua hotline: 1900.0164.
Quý khách có nhu cầu Lập vi bằng ở Hà Nam vui lòng liên hệ trước qua Hotline 1900.0164 để được tư vấn, hướng dẫn về quy trình thủ tục, đặt lịch hẹn, nhận báo giá dịch vụ giúp Quý khách tiết kiệm thời gian, công sức đi lại.
Bước 2: Tiến hành ghi nhận lại hành vi, sự kiện, hiện trạng cần lập vi bằng
Tại thời điểm ký kết hợp đồng dịch vụ, Quý khách thông báo về thời gian và địa điểm cụ thể sẽ diễn ra việc lập vi bằng. Sau đó, văn phòng sẽ cử Thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ đến đúng theo lịch trình đã thống nhất để tiến hành ghi nhận những sự kiện, hành vi khi thu giữ tài sản đảm bảo theo yêu cầu của Quý khách.
Bước 3: Nhận kết quả và thanh lý hồ sơ
Sau khi ghi nhận nội dung theo yêu cầu, Văn phòng thừa phát lại Hà Nam sẽ tiến hành hoàn thiện vi bằng và thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam. Thông thường, chúng tôi cần 03 ngày làm việc để trả kết quả đến khách hàng, nếu Quý khách đang trong tình huống gấp rút cần ngay kết quả thì có thể trao đổi để Văn phòng có thể hỗ trợ hết sức.
Dịch vụ lập vi bằng của Văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam
Văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam cung cấp dịch vụ lập vi bằng trọn gói với chí phí hợp lý và đảm bảo tối đa quyền lợi của Quý khách.
– Ghi nhận bằng hình ảnh (video) việc hứa mua – hứa bán, đặt cọc, giao – nhận tiền, kèm theo văn bản thỏa thuận theo yêu cầu của Khách hàng;
– Ghi nhận trích xuất dữ liệu hình ảnh, video, file ghi âm, camera, tin nhắn, cuộc gọi, bài viết MXH,… để dùng làm chứng cứ khởi kiện;
– Ghi nhận hiện trạng nhà – đất bị lấn ranh, bị phá dỡ, hoặc bị xây dựng trái phép;
– Ghi nhận việc mua – bán BDS không đủ điều kiện tách thửa;
– Ghi nhận bằng hình ảnh thỏa thuận lối đi chung – lối đi riêng giữa các bên;
– Ghi nhận các việc không thuộc thẩm quyền tổ chức công chứng, ủy ban nhân dân;
– Ghi nhận thoả thuận phân chia tài sản trong/sau thời kỳ hôn nhân;
– Và các sự kiện, hành vi khác theo yêu cầu của Khách hàng.
Chi phí thừa phát lại lập vi bằng ở Hà Nam
Chi phí lập vi bằng là khoản tiền mà Quý khách (người yêu cầu lập vi bằng) có nghĩa vụ phải thanh toán cho Văn phòng Thừa phát lại Hà Nam. Phần chi phí này thường được thỏa thuận trực tiếp giữa Thừa phát lại và Quý khách chứ không có quy định cụ thể của Nhà nước như thủ tục công chứng. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản lý bằng cách đưa ra mức khung trần chi phí có thể thu của công dân đối với từng công việc cụ thể.
Thừa phát lại cũng có thể thỏa thuận thêm với đương sự để đương sự hỗ trợ thanh toán các chi phí đi lại (như trường hợp lập vi bằng tại địa điểm Quý khách yêu cầu), lập vi bằng ngoài giờ (như buổi tối, ngày nghỉ,…) hoặc phí bồi dưỡng cho người chứng (nếu có) ,…
Vậy, tùy thuộc vào tính chất của vụ việc và yêu vầu của khách hàng mà phí lập Vi bằng sẽ có sự khác biệt. Nếu bạn có nhu cầu lập Vi bằng và cần biết được chi phí cụ thể cho thủ tục lập Vi bằng trong vụ việc của bạn thì có thể liên hệ theo số điện thoại 1900.0164, Thừa phát lại sẽ trực tiếp tư vấn về chi phí lập Vi bằng hợp lý.
Một số thủ tục liên quan đến hoạt động của Văn phòng thừa phát lại tại Hà Nam
Thủ tục thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại Hà Nam
Trình tự thực hiện:
– Căn cứ vào Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại (VPTPL) đã được phê duyệt, UBND tỉnh Hà Nam ra thông báo về việc thành lập VPTPL tại Hà Nam. Trên cơ sở thông báo nêu trên của UBND tỉnh Hà Nam, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập VPTPL nộp hồ sơ đề nghị thành lập VPTPL tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại địa chỉ: motcua.hanam.gov.vn.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký sử dụng dịch vụ này. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (Kèm mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký.
– Sở Tư pháp trình UBND tỉnh Hà Nam xem xét, quyết định cho phép thành lập VPTPL; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do;
– UBND tỉnh Hà Nam xem xét, quyết định cho phép thành lập VPTPL; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
– Nhận kết quả:
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp thì tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc nhận qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu).
+ Trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính thì tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống bưu chính.
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến thì tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
– Giấy đề nghị thành lập VPTPL theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
– Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết:
– Trong thời hạn 08 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp trình UBND tỉnh Hà Nam xem xét, quyết định cho phép thành lập VPTPL;
– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, UBND tỉnh Hà Nam xem xét, quyết định cho phép thành lập VPTPL.
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
Cơ quan giải quyết TTHC: UBND tỉnh Hà Nam.
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định cho phép thành lập VPTPL.
Phí: 1.000.000 đồng/hồ sơ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
– Thành lập VPTPL trên cơ sở Đề án phát triển VPTPL đã được phê duyệt;
– Thừa phát lại đã chuyển nhượng VPTPL không được phép thành lập, tham gia thành lập VPTPL mới trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày chuyển nhượng.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-TPL-16 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại tại Hà Nam
Trình tự thực hiện:
– VPTPL nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại địa chỉ: motcua.hanam.gov.vn.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký sử dụng dịch vụ này. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (Kèm mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký.
– Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho VPTPL; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
– Nhận kết quả:
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp thì tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc nhận qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu).
+ Trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính thì tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống bưu chính.
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến thì tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động VPTPL theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại để đối chiếu;
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện quy định tại khoản 3, 4 Điều 17 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP;
– Hồ sơ đăng ký hành nghề của Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: VPTPL.
Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Tư pháp.
Kết quả thực hiện TTHC: Giấy đăng ký hoạt động VPTPL.
Phí, lệ phí: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép thành lập, VPTPL phải đăng ký hoạt động.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-TPL-18 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại tại Hà Nam
Trình tự thực hiện:
– VPTPL lại chuẩn bị hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho Thừa phát lại của Văn phòng mình và nộp tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại địa chỉ: motcua.hanam.gov.vn.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký sử dụng dịch vụ này. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (Kèm mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký.
– Sở Tư pháp ghi tên người được đăng ký hành nghề vào Danh sách Thừa phát lại hành nghề tại địa phương và cấp Thẻ Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
– Nhận kết quả:
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp thì tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc nhận qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu).
+ Trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính thì tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống bưu chính.
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến thì tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
– Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu;
– 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2cm x 3cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: VPTPL.
Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Tư pháp.
Kết quả thực hiện TTHC: Người đăng ký hành nghề được ghi tên vào Danh sách Thừa phát lại hành nghề tại địa phương và Thẻ Thừa phát lại được cấp.
Phí, lệ phí: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-TPL-11 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Cấp lại Thẻ Thừa phát lại tại Hà Nam
Trình tự thực hiện:
– Thừa phát lại nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Thẻ Thừa phát lại tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại địa chỉ: motcua.hanam.gov.vn.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến thì người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký sử dụng dịch vụ này. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (Kèm mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký.
– Sở Tư pháp cấp lại Thẻ cho Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
– Nhận kết quả:
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp thì tổ chức, cá nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Nam hoặc nhận qua hệ thống bưu chính (nếu có nhu cầu).
+ Trường hợp lựa chọn nộp hồ sơ và trả kết quả qua hệ thống bưu chính thì tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống bưu chính.
+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến thì tổ chức, cá nhân khi đến nhận kết quả sẽ ký vào mẫu đơn, tờ khai và mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
– Giấy đề nghị cấp lại Thẻ Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
– 01 ảnh chân dung của Thừa phát lại cỡ 2cm x 3cm chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ;
– Bản chính Thẻ Thừa phát lại trong trường hợp Thẻ bị hỏng.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân.
Cơ quan giải quyết TTHC: Sở Tư pháp.
Kết quả thực hiện TTHC: Thẻ Thừa phát lại được cấp.
Phí, lệ phí: Không.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Thẻ Thừa phát lại bị mất hoặc bị hỏng.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-TPL-13 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Căn cứ pháp lý cho những thủ tục nêu trên:
– Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
– Thông tưsố 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;
– Thông tư số 223/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại.
Thông tin Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam
- Địa chỉ: Đường Lê Chân, Phường Lê Hồng Phong, Thành Phố Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam;
- Số điện thoại: (0226) 3852730;
- Fax: (0226) 3852730;
- Email: stp@hanam.gov.vn.
Địa chỉ văn phòng thừa phát lại Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng thủ đô, có vị trí địa lý: Phía bắc giáp thủ đô Hà Nội, Phía đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, Phía nam giáp tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình, Phía tây giáp tỉnh Hòa Bình.
Hà Nam có 8 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Phủ Lý (Châu Sơn, Hai Bà Trưng, Lam Hạ, Lê Hồng Phong, Liêm Chính, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Quang Trung, Thanh Châu, Thanh Tuyền, Trần Hưng Đạo, Đinh Xá, Kim Bình, Liêm Chung, Liêm Tiết, Liêm Tuyền, Phù Vân, Tiên Hải, Tiên Hiệp, Tiên Tân, Trịnh Xá), thị xã Duy Tiên (Bạch Thượng, Châu Giang, Duy Hải, Duy Minh, Đồng Văn, Hòa Mạc, Hoàng Đông, Tiên Nội, Yên Bắc, Chuyên Ngoại, Mộc Bắc, Mộc Nam, Tiên Ngoại, Tiên Sơn, Trác Văn, Yên Nam), huyện Kim Bảng (Quế, Ba Sao, Đại Cương, Đồng Hóa, Hoàng Tây, Khả Phong, Lê Hồ, Liên Sơn, Ngọc Sơn, Nguyễn Uý, Nhật Tân, Nhật Tựu, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thi Sơn, Thụy Lôi, Tượng Lĩnh, Văn Xá), huyện Thanh Liêm (Tân Thanh, Kiện Khê, Liêm Cần, Liêm Phong, Liêm Sơn, Liêm Thuận, Liêm Túc, Thanh Hà, Thanh Hải, Thanh Hương, Thanh Nghị, Thanh Nguyên, Thanh Phong, Thanh Tâm, Thanh Tân, Thanh Thủy), huyện Bình Lục (Bình Mỹ, An Đổ, An Lão, An Ninh, An Nội, Bình Nghĩa, Bồ Đề, Bối Cầu, Đồn Xá, Đồng Du, Hưng Công, La Sơn, Ngọc Lũ, Tiêu Động, Tràng An, Trung Lương, Vũ Bản), huyện Lý Nhân (Vĩnh Trụ, Bắc Lý, Chân Lý, Chính Lý, Công Lý, Đạo Lý, Đức Lý, Hòa Hậu, Hợp Lý, Nguyên Lý, Nhân Bình, Nhân Chính, Nhân Khang, Nhân Mỹ, Nhân Nghĩa, Nhân Thịnh, Phú Phúc, Tiến Thắng, Trần Hưng Đạo, Văn Lý, Xuân Khê).
Chúng tôi cung cấp dịch vụ lập vi bằng tại Thành phố Phủ Lý, lập vi bằng tại Duy Tiên, lập vi bằng tại Kim Bảng, lập vi bằng tại Thanh Liêm, lập vi bằng tại Bình Lục, lập vi bằng tại Lý Nhân và các địa bàn khác mà Quý khách hàng có yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách có nhu cầu Lập vi bằng ở Hà Nam vui lòng liên hệ trước qua Hotline 1900.0164 để được tư vấn, hướng dẫn về quy trình thủ tục, đặt lịch hẹn, nhận báo giá dịch vụ giúp Quý khách tiết kiệm thời gian, công sức đi lại.
Đánh giá về dịch vụ lập vi bằng tại Hà Nam