Thực hư “Bài thơ Bác Trọng tặng vợ trước lúc đi xa”

Thực hư "bài thơ Bác Trọng tặng vợ trước lúc đi xa"
Thực hư "bài thơ Bác Trọng tặng vợ trước lúc đi xa"

Gần đây trên mạng xã hội Facebook, TikTok lan truyền rộng rãi một bài thơ bắt đầu từ câu “Đưa tôi về nhà, bà ơi! Để tôi vui vẻ ở nơi sinh thành” được cho là “Bài thơ Bác Trọng tặng vợ trước lúc đi xa“. Nhưng thực sự bài thơ này là như thế nào? Liệu đây có phải là bài thơ của Bác Trọng đã viết trong lúc nằm trên giường bệnh như mọi người vẫn đồn thổi và chia sẻ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu!

Bài thơ Bác Trọng tặng vợ trước lúc đi xa?

Bài thơ Bác Trọng tặng vợ trước lúc đi xa” được dân cư mạng chia sẻ rầm rộ trong những ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nội dung như sau:

Đưa tôi về nhà, bà ơi!
Để tôi vui vẻ ở nơi sinh thành
Thế nhân khổ vì lợi danh
Chết rồi còn muốn tham giành đất đai

Cho tôi một nấm nhỏ thôi
Để sau khỏi khổ vì lời thán ca
Tôi đi chỉ một thân già
Nhưng mà để lại cho bà tiếng thơm

Mặc ai đặt đó kê đơm
Lòng mình trong sáng thì cơn cớ gì
Mấy lời thủ thỉ vân vi
Thôi, bà ở lại tôi đi…

Nhé bà!

Có thể thấy, bài thơ trên là lời tâm sự của một người già trước khi qua đời, bày tỏ mong muốn được về nơi sinh thành để yên nghỉ. Tác giả không mong cầu những điều lớn lao hay tranh giành lợi danh sau khi chết, mà chỉ muốn một nơi an nghỉ giản dị, không gây phiền hà cho người ở lại. Tác giả cũng nhắn nhủ rằng, dù ai nói gì, chỉ cần giữ lòng trong sáng là đủ. Cuối cùng, người ra đi nhẹ nhàng từ biệt người ở lại với lời dặn dò đầy tình cảm.

Chỉ sau một thời gian ngắn, bài thơ này đã được đẳng tải hàng loạt trên các nền tảng mạng xã hội dưới dạng văn bản, hình ảnh, video cùng với những tiêu đề như: “Bài thơ Bác Trọng tặng vợ trước lúc đi xa“, “Lời bài thơ Bác Trọng tặng vợ trước lúc đi xa“,…

Bài thơ Bác Trọng tặng vợ trước lúc đi xa
Nội dung được chia sẻ trên TikTok với tiêu đề “Bài thơ Bác Trọng tặng vợ” nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng

Hoàn toàn không phải bài thơ Bác Trọng viết

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì đây là trích đoạn trong bài thơ “Lời ông” của tác giả Nguyễn Minh Tâm trong bài viết có tên: “Sáng mãi ánh Sao Khuê – Chùm thơ nhiều tác giả” được đăng tải trên website của Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 21 tháng 7 năm 2024.

Link bài gốc: https://vanchuongthanhphohochiminh.vn/sang-mai-anh-sao-khue-chum-tho-nhieu-tac-gia

Trên trang cá nhân của tác giả Nguyễn Minh Tâm và Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có bài viết xác nhận về nguồn gốc của bài thơ trên và đây hoàn toàn không phải bài thơ của Bác Trọng viết. Bài thơ của tác giả Nguyễn Minh Tâm, một hội viên Hội Nhà văn TP.HCM viết về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng kính trọng và niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của Bác.

"Bài thơ Bác Trọng tặng vợ trước lúc đi xa" là không đúng sự thật
“Bài thơ Bác Trọng tặng vợ trước lúc đi xa” là không đúng sự thật

Sau khi thông tin nguồn gốc của bài thơ được chia sẻ, một số người dùng mạng đã kêu gọi ngừng lan truyền, nhưng tốc độ chia sẻ vẫn không giảm. Nhiều tài khoản mạng xã hội không gỡ bài viết mà để bài thơ tiếp tục tồn tại trên mạng. Hiện tại, khi tìm kiếm từ khóa “Lời bài thơ Bác Trọng tặng vợ” trên Facebook, TikTok có hàng ngàn bài viết chia sẻ nội dung tương tự. Người xem không biết rõ lai lịch bài thơ này. Chia sẻ thông tin mà không kiểm chứng dễ gây hiểu lầm về Tổng Bí thư và gia đình, ảnh hưởng đến uy tín và quyền sở hữu trí tuệ của tác giả. Việc thể hiện sự kính trọng với cố Tổng Bí thư là đáng quý, nhưng cần kiểm chứng thông tin qua các kênh chính thống trước khi chia sẻ.

Hành động chia sẻ thông tin sai lệch có thể bị xử lý hình sự

Theo Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 14/2022/NĐ-CP), phạt tiền từ 10-20 triệu đồng cho hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức, cá nhân; và từ 20-30 triệu đồng cho hành vi tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư cá nhân, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các hành vi trên có thể bị xử lý theo Bộ luật Hình sự 2015 với các tội danh như:

  • Tội vu khống (Điều 156)
  • Tội làm nhục người khác (Điều 155)
  • Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 159)
  • Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân (Điều 331)
  • Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật, tài liệu bí mật nhà nước (Điều 337)
  • Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước (Điều 338)
  • Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 361)
  • Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 362).

Kết luận

“Bài thơ Bác Trọng tặng vợ trước lúc đi xa” mà công đồng mạng chia sẻ trong những ngày qua thực chất không phải do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết mà là một trích đoạn từ bài thơ “Lời ông” của tác giả Nguyễn Minh Tâm.

Xem bài viết: Tuyển tập thơ hay về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chia sẻ thông tin mà không kiểm chứng không chỉ gây hiểu lầm mà còn có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Hành vi này có thể bị xử phạt nặng theo quy định của pháp luật. Việc thể hiện sự kính trọng với các lãnh đạo Đảng và Nhà nước là đáng quý, nhưng cần phải dựa trên những thông tin chính xác và đã được kiểm chứng qua các kênh chính thống trước khi chia sẻ. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với người đã khuất mà còn bảo vệ sự thật và tránh những hiểu lầm không đáng có trong xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)
Công Chứng Viên 156 bài viết
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Lưu ý: Vui lòng không cung cấp SĐT ở Nội dung phản hồi để tránh bị người lạ làm phiền